Dịch vụ đào tạo PCCC & CNCH

I. DỊCH VỤ ĐÀO TẠO PCCC

PCCC không phải là việc của riêng ai, mà đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác an toàn PCCC liên quan mật thiết đến tính mạng, tài sản của tất cả mọi người. Vì thế, cùng với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, mỗi người dân, chính quyền địa phương, cơ quan, cơ sở kinh doanh nên tích cực tham gia phong trào PCCC, tham gia các lớp huấn luyện PCCC để trang bị những kiến thức và kỹ năng liên quan. Các đối tượng phải tham gia huấn luyện PCCC bao gồm:

- Người có chức danh chỉ huy chữa cháy theo Khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy chữa cháy

- Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phong cháy và chữa cháy chuyên nghành, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

- Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất có thể dễ gây cháy, nổ.

- Người chỉ huy tàu lửa, tàu hỏa, tàu bay.

- Người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới TỪ 30 CHỖ trở lên , trên phương tiện vận chuyển hàng có chất dễ gây cháy, nổ.

-  Người làm việc trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện về phòng cháy chữa cháy.

-  Các cá nhân khác có yêu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC… Ngoài việc thực hiện theo quy định của pháp luật , mọi công dân nên tham gia các lớp tập huấn, huấn luyện về nghiệ vụ PCCC & CNCH để trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết khi xảy ra sự cố về cháy, nổ.

Nội dung huấn luyện PCCC

Nội dung khoá huấn luyện PCCC được biên soạn theo các văn bản quy phạm pháp luật Luật phòng cháy chữa cháy, của Nghị Định 79/2014/NĐ-CP; Nghị định 46/2012/NĐ-CP; Nghị định 167/2013/NĐ-CP; và Thông tư 66/TT- Bộ Công An, bao gồm các phần:

  Giới thiệu những quy định của pháp luật đối với công tác phòng cháy chữa cháy.

  Những nguyên nhân xảy ra cháy nổ tại cơ sở và các biện pháp phòng ngừa.

  Một số kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa cháy.

  Phương pháp tuyên truyền,xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.

  Các biện pháp phòng cháy và chữa cháy.

  Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy, biện pháp,chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy, các bước xử lí khi cháy và kĩ năng thoát nạn trong đám cháy.

  Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy hiện có.

  Kỹ năng sử dụng các loại phương tiện phòng cháy chữa cháy.

 

< Trở lại

Bài viết liên quan